Đăng nhập/ Đăng ký
Ví cứng và ví MPC rượt đuổi sát nhau, con đường đua ví tiền bước vào thời kỳ cao điểm lợi nhuận tăng cao, ChainCatcher
2022-12-07 07:39:43 từ Nhuận Thăng, Bitouchnews
Bộ sưu tập
Phát triển ví phải đối mặt với những thách thức cũ và mới. Thách thức cũ là tính bảo mật,thách thức mới là chức năng và khả năng mở rộng, cũng như tính hỗ trợ trong các hoàn cảnh.

Kể từ khi CoinDesk tiết lộ bảng cân đối kế toán của Alameda Research vào đầu tháng 11, cơn bão FTX và các cuộc khủng hoảng phái sinh của nó đang mở ra thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử đối với thế giới tiền mã hóa. Một tháng trở lại đây, dù là nhà đầu tư tổ chức lớn hay nhà đầu tư nhỏ lẻ cá nhân đều có cùng một tâm trạng hoang mang, một trong những chủ đề họ quan tâm nhất chính là vấn đề an toàn tài chính.

Một mặt, nhu cầu về ví cứng đã tăng mạnh, thậm chí cung không đủ cầu. Theo Decrypt đưa tin, doanh số bán hàng của các nhà sản xuất ví cứng Ledger và Trezor đã tăng trưởng đáng kể. Các nhà phân tích của Trezor cho biết doanh số Trezor đã tăng trưởng theo cấp số nhân sau ngày 7 tháng 11.

Giám đốc bộ phận trải nghiệm của Ledger đã cho biết, ngày 13 tháng 11 là ngày có mức doanh thu lớn nhất trong lịch sử từ trước tới nay của Ledger. Ngoài ra, Wang Yisi - Người đóng góp cốt lõi cho OneKey nói với ChainCatcher rằng doanh số gần đây của OneKey đã tăng trưởng gần 10 lần.

Mặt khác,  khái niệm về ví MPC đã nhận được vốn đầu tư tăng đột biến. Tháng 8 năm nay, ví MPC Safeheron tuyên bố hoàn thành việc giải ngân 7 triệu đô la Mỹ. Tháng 11, ví MPC Fordefi hoàn thành giải ngân vòng tài trợ hạt giống 18 triệu đô la Mỹ do Lightspeed Venture Partners dẫn đầu.

(MPC (Multi-Party Computation, tính toán an toàn đa bên)), là một khung tính toán hợp tác dựa trên mật mã học, có thể hiểu theo nghĩa rộng là mỗi bên đều nhập dữ liệu bảo mật của mình vào để cùng nhau hoàn thành một nhiệm vụ tính toán, trong thời gian đó có thể đảm bảo được dữ liệu đầu vào của mỗi bên vẫn được bảo mật, không bị rò rỉ ra ngoài. Còn ví MPC sẽ thông qua khoá riêng để tiến hành tính toán nhiều bên, phân tán quyền kiểm soát để đạt được hiệu quả trong phân tán rủi ro hoặc nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó thảm hoạ, từ đó có thể tránh được các vấn đề liên quan đến bảo mật như lỗi điểm đơn một cách hiệu quả.

Những số liệu doanh số bán hàng và tài chính tốt được đề cập bên trên, trong lúc phản ánh tâm trạng lo lắng của thị trường, cũng đồng thời nêu ra một vấn đề mới: Sau cơn bão FTX, con đường đua ví tiền mã hoá có phải đang mở ra một thời kỳ cao điểm thực sự hay không ?

Zhixian, người sáng lập UniPass, nói với ChainCatcher: “Gần đây cuộc đua ví tiền mã hoá đúng là có thêm một đợt chia cổ tức”. Sự kiện cơn bão FTX đã đánh thức ý thức quản lý tài sản tự giác của tất cả người dùng sàn giao dịch tập trung, gần đây trong giới thường trao đổi tư vấn về các ví tiền đáng tham khảo. Nhưng, Zhixian cho rằng giai đoạn cao điểm sẽ không kéo dài quá lâu, một mặt là người dùng cũng có tính hay quên, hay quên đi những nỗi đau khi vết thương đã lành; mặt khác là những người dùng tăng thêm trong con đường đua ví tiền gần đây đều đến từ người dùng trong giới, chứ không phải là người dùng mới hoàn toàn, đồng thời số lượng này có giới hạn.

Cobo VP - Yu Feimo nói với ChainCatcher rằng: “Các tổ chức và khách hàng có giá trị tài sản ròng cao bị tổn hại nhiều hơn bởi sự kiện FTX,”. Lượng tiền rút từ CEX cũng lớn hơn nhiều so với dự kiến, người dùng đầu B trở nên thận trọng hơn, tính thanh khoản của DEX trên chuỗi không tăng mà giảm, thay vào đó, các quỹ rút về các ngân hàng tiền tệ truyền thống được đại diện bởi đồng đô la Mỹ. Theo Yu Feimo nói rằng, sự kiện FTX đã khiến tiền mã hoá bị mất đi vị trí lớn nhất trong việc thu hút các nguồn đầu tư truyền thống và việc rút lui của các tổ chức mang tính quyết liệt hơn so với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Ngoài ra, các số liệu về tài chính của ví điện tử cũng không hề lạc quan. Theo Wang Yishi, cơn bão FTX đã không khiến các tổ chức chú ý đến ví tiền tự quản lý và môi trường đầu tư và tài chính của ví tự quản lý không được cải thiện như mọi người nghĩ mà còn trở nên khó khăn hơn. Wang Yishi giải thích rằng, cơn bão FTX đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của VC và LP đứng sau họ đối với cả ngành công nghiệp mã hóa, “Ở một mức độ nào đó, sự kiện FTX đã khiến cho nguồn vốn của cả ngành công nghiệp này đi lùi đến 3 năm”.

ChainCatcher đã nhận thấy rằng các sự cố bảo mật như ví bị đánh cắp và giông bão CeFi xảy ra thường xuyên. Tuy rằng về mặt lý thuyết, các sự cố an toàn là phương thức tốt nhất để giáo dục người dùng, nhưng việc người dùng quên đi những bài học này vẫn là chuyện thường thấy. Điều đó có nghĩa là, giữa sự cố an toàn và giáo dục người dùng, vẫn tồn tại không ít những trường hợp tư duy sai lầm cần được cảnh báo khẩn cấp.

Zhixian cũng nhắc nhở, một sự hiểu lầm phổ biến là, người dùng so sánh cơ quan trung tâm mã hoá CeFi như một cơ quan tài chính truyền thống, áp những ấn tượng về an toàn tài chính truyền thống vào CeFi, không nhận thức được rủi ro của việc thiếu giám sát và không tuân thủ đầy đủ các quy tắc. Thực ra, sự giám sát nội bộ của CeFi không hề rõ ràng, cho dù là thế bên ngoài hay là nhân viên bình thường bên trong nội bộ, cũng rất khó có thể hiểu biết được việc quản lý tài chính của nội bộ.

“CeFi dựa trên tiền tệ căn bản không thuộc về Block chain”, Yu Feimo cho rằng đây là hiểu lầm lớn nhất của người dùng đầu C, sự kiện FTX khiến cho một số người cho rằng tiền mã hoá không đáng tin cậy, nhưng thực tế chỉ là CeFi không đáng tin cậy. Nhưng Yu Feimo phát hiện rằng có một động thái tích cực là giờ đây mọi người đều nhận ra rằng CeFi là rủi ro nhất.

Gần đây, một số nhà đầu tư VC mã hoá đã thẳng thừng tuyên bố với ChainCatcher rằng: “Thực ra thì tiền trong thẻ ngân hàng mới là thực tế nhất.” Đằng sau tâm lý bi quan này, nó cũng phản ánh sự hoang mang của phần lớn người dùng Web3: Làm thế nào để đảm bảo tài sản 100% an toàn ?

Zhixian nói với ChainCatcher rằng tiền mã hóa không thể an toàn tuyệt đối, chỉ có thể đến mức an toàn tương đối. Bởi vì điều này liên quan đến nhiều khía cạnh, nó cũng phản ánh một mệnh đề vẫn chưa được giải đáp trong ngành mã hóa cho đến nay, đó là làm thế nào để người dùng ở các cấp độ khác nhau quản lý tốt được tài sản của họ? Zhixian kiến nghị, lối tư duy đúng đắn nên là đạt được một kịch bản tương đối an toàn cho số lượng tài sản ở các giai đoạn khác nhau, để người dùng không gặp phải các tình huống bảo mật như các cuộc tấn công có chủ đích ở giai đoạn tương ứng.

Một phương pháp được sự đồng thuật trong giới là, phân tán quản lý tài sản là phương pháp giải quyết khả thi nhất hiện tại, độ an toàn đạt gần tới 100%. TokenPocket CBO Michael đưa ra những góp ý cụ thể như sau:

1. Đừng bỏ toàn bộ trứng vào cùng một giỏ, hãy chia tài sản thành hai loại ví để quản lý: ví vốn lớn và ví vốn nhỏ;

2. Tài sản lớn được quản lý bằng ví lạnh hoặc nhiều mục (không ủy quyền cho bất kỳ bên ngoài nào),  tài sản nhỏ mới nên quản lý bằng ví nóng;

3. Trong quá trình sử dụng hằng ngày, không tùy tiện ủy quyền cho các liên kết không rõ nguồn, kiểm tra định kỳ trạng thái ủy quyền và hủy ủy quyền kịp thời nếu phát hiện ủy quyền đáng ngờ hoặc thay thế địa chỉ ví bằng địa chỉ mới;

4. Bất kể bạn sử dụng ví nóng hay ví lạnh, bạn đều phải giữ khóa riêng của mình an toàn và không để người khác biết và không liên quan đến Internet.

ChainCatcher nhận thấy rằng các cuộc thảo luận xung quanh việc phát triển ví MPC, ví cứng, ví thông minh, v.v. gần đây đang ngày càng gia tăng. Kể từ khi Bitcoin ra đời cách đây 13 năm, ví điện tử đã phát triển từ ví tài sản đơn chuỗi đơn sang ví đa tài sản đa chuỗi. Theo Michael giới thiệu, có khoảng hơn 100 triệu người dùng trên toàn thế giới đã từng sử dụng ví tiền mã hóa ở giai đoạn này. Vì vậy, sự kiện FTX sẽ mang lại những thay đổi gì đối với phát triển ví điện tử ? Phát triển ví điện tử phải đối mặt với những thách thức gì?

Dựa trên phân tích về quá trình phát triển ví trước đây, Zhixian tin rằng FTX sẽ không gây nên nhiều thay đổi cho sự phát triển của ví điện tử. Anh ấy cho rằng trong các giai đoạn khác nhau như kỷ nguyên ICO, kỷ nguyên DeFi và sự bùng nổ của NFT, sẽ có một làn sóng bùng nổ ví điện tử. Ngành công nghiệp ví điện tử chủ yếu cạnh tranh về lợi thế đi trước về hệ sinh thái và sự thích nghi của hệ sinh thái, nhưng vấn đề luôn là chưa tạo được sự khác biệt.

“Việc phát triển ví tiền phải đối mặt với những thử thách cũ và mới. Thử thách cũ là tính an toàn và thử thách mới là chức năng và khả năng mở rộng, cũng như sự hỗ trợ cho giai đoạn mới. Làm thế nào để vượt qua thời kỳ quá độ giữa thế hệ ví tiền mã hoá thế hệ trước trước và ví thông minh của thế hệ sau ?”

Theo quan điểm của Zhixian, tầm quan trọng trở lại gần đây của ví hợp đồng thông minh dẫn đến một vấn đề cần suy nghĩ là, cơ sở hạ tầng hiện tại không thể theo kịp các nhu cầu về tường thuật và bối cảnh mới, vậy làm sao có thể đạt được công tác hỗ trợ về mặt bảo mật, khả năng ứng dụng và chức năng để hỗ trợ được làn sóng “một tỷ người dùng tiếp theo”, tức là trong bối cảnh người dùng tham gia với số lượng lướn , đây là một vấn đề mà tất cả các ví điện tử nên cân nhắc.

Vậy, chiều hướng phát triển của ví tiền mã hoá sẽ là gì ?

Theo phân tích của Michael, trong giai đoạn trung hạn, số lượng người dùng MPC có khả năng tăng bùng nổ, vì ví MPC có thể hạ thấp yêu cầu đối với người dùng và cung cấp tính năng lấy lại khóa cá nhân. Nếu phối hơp với sản phẩm đang hot Web2.5 sử dụng, có khiến một số lượng lớn người dùng Web2 sang sử dụng Web3. Nhưng về lâu dài, người dùng sẽ dần hiểu được lợi ích của ví EOA và ví EOA sẽ được phổ biến hoàn toàn sau 5 năm, đồng thời vượt qua ví MPC, nhưng tỷ lệ người dùng ví cứng tương đối nhỏ.

“Mục tiêu cuối cùng là biến tất cả các EOA thành ví hợp đồng thông minh”. Zhixian phán đoán rằng, chiều hướng có khả năng phát triển của ví tiền là vừa phục vụ tốt nhu cầu hiện có, làm tốt tính bảo mật và khả năng ứng dụng, đồng thời lại hỗ trợ các nhu cầu bối cảnh và thị trường mới khi người dùng gia nhập quy mô lớn, giảm ngưỡng yêu cầu đối với người dùng xuống thấp nhất và giải quyết các vấn đề cản trở người dùng đăng nhập như từ trợ giúp, phí gas…

Yu Feimo đã giới thiệu cho ChainCatcher hai hướng phát triển mà cô ấy đang hướng tới. Đầu B là hướng MPC, đầu C là Keyless, tức là ví tiền không có từ trợ giúp. Theo quan điểm của cô ấy, con đường đua về ví tiền đã đạt đến sự đồng thuận mới, đó là cách ví tiền đầu B và đầu C làm thế nào quy cách hoá, kỹ thuật ví tiền đầu C có đạt được sự công nhận hay không, ví tiền đầu B làm thế nào kết hợp với MPC để giảm yêu cầu người dùng xuống.

Cuối cùng cô ấy nhắc nhở rằng, khách hàng đầu C thường không hiểu rõ mô hình kinh doanh và phương thức hoạt động, chỉ quan tâm đến một số cơ quan nhìn có vẻ ngoài hào nhoáng, thực tế là vấn đề cơ bản của ví tiền cần được nhấn mạnh lại, đó là vấn đề an toàn tài sản và vấn đề quản lý khóa cá nhân. Ví tiền chỉ là một hình thức trình bày mà thôi.

Theo CoinDesk đưa tin, Giám đốc chiến lược của Binance, Patrick Hillman, gần đây đã nói rằng “Các sàn giao dịch tập trung có thể không còn tồn tại trong vòng 10 năm nữa vì thị trường tiền mã hoá đang phát triển theo hướng tài chính một cách tập trung (DeFi).” Tuyên bố của Binance mang đầy tính khủng hoảng, đồng thời , nó cũng chỉ ra một động thái tích cực trong đường đua ví tiền.


Tin tức
chỉ
Tổng giá trị thị trường của tiền điện tử là 3,28 nghìn tỷ USD, với mức tăng 3,68% trong 24 giờ
Theo tin tức từ BitouchNews, theo giám sát dữ liệu AICoin: Tổng giá trị thị trường hiện tại của tiền điện tử là 3,28 nghìn tỷ USD, với mức tăng 24 giờ là 116,355 tỷ USD, tăng 3,68%. Trong số đó, vốn hóa Bitcoin chiếm 59,15% Ethereum chiếm 12,16%.
chỉ
Sui: Lỗi logic lập lịch giao dịch khiến mạng ngừng hoạt động
Theo tin tức từ BitouchNews, Sui chính thức đăng trên nền tảng xã hội rằng việc ngừng hoạt động mạng là do lỗi logic lập lịch giao dịch, khiến trình xác minh gặp sự cố và đã được giải quyết.
chỉ
Dữ liệu: Những kẻ tấn công Polterfinance đã gửi 2.600 ETH đến Tornado.Cash kể từ ngày 19 tháng 11
Theo tin tức từ BitouchNews, Theo giám sát CertiK Alert, kẻ tấn công Polterfinance đã gửi 2.600 ETH tới Tornado.Cash kể từ ngày 19 tháng 11.
chỉ
ETH vượt mốc 3.200 USD
Theo tin tức từ BitouchNews, theo giám sát dữ liệu AICoin: OKX-ETH/USDT hiện được định giá ở mức $3200,00, với mức tăng 3,56% trong 24 giờ.
chỉ
Tỷ lệ tài trợ BTC của OKX đạt 0,03%, tâm lý tăng giá của thị trường ở mức cao
Theo tin tức từ BitouchNews, theo giám sát dữ liệu AICoin: Tỷ lệ cấp vốn vĩnh viễn OKX BTC/USD hiện là 0,03% và người mua cần phải trả phí cấp vốn cho người bán, điều đó có nghĩa là thị trường đang tăng giá.AICoin[Phiên bản PC - Trang chủ - Danh sách phổ biến] đã đưa ra danh sách "Tỷ lệ tài trợ", nơi bạn có thể xem nhanh các cơ hội chênh lệch giá.Phí cấp vốn là một cơ chế quan trọng để các hợp đồng vĩnh viễn giữ giá giao ngay và được sử dụng để cân bằng tâm lý mua và bán. Khi tỷ lệ cấp vốn >0, bên mua sẽ trả phí cấp vốn cho vị thế bán; khi tỷ lệ cấp vốn 0, vị thế bán sẽ trả phí cấp vốn cho vị thế mua.
Bài viết nổi bật

Sử dụng Claude AI để điều khiển máy tính phát hành coin, gửi tiền đến Truth Terminal và tìm hiểu về Meme ANT mới

Nền tảng ra mắt Meme trở thành cơ sở hạ tầng chuỗi công cộng? Kho đĩa giả "Pump.fun" của từng chuỗi

Các tùy chọn Bitcoin ETF được phê duyệt, liệu Bitcoin có tăng trưởng bùng nổ không?