Khách mời: Lê Thanh, Co.Founder Coin98
Phỏng vấn: Kit - ChainCatcher; Chunchun - BitouchNews
Biên tập: Xiyou, ChainCatcher
Biên dịch: Chunchun - BitouchNews
Hệ sinh thái Web3 của Việt Nam đang phát triển như thế nào và có những cơ hội gì? Làm thế nào để tham gia thị trường blockchain Việt Nam? Để trả lời loạt câu hỏi này, và hơn hết là thúc đẩy sự đồng sáng tạo của cộng đồng Web3 Trung Quốc và Việt Nam. ChainCatcher, cùng với nền tảng SaaS truyền thông Web3 địa phương của Việt Nam và đối tác chiến lược của chúng tôi là BitouchNews, đã thực hiện một chuỗi các cuộc phỏng vấn về "Find Vietnam Web3 Builder" để trò chuyện trực tiếp với các những người sáng lập và xây dựng dự án có ảnh hưởng nhất ở Việt Nam, giúp bạn tìm ra những câu trả lời giá trị nhất.
Trong số đầu tiên, chúng tôi đã mời Lê Thanh, Co-founder Coin98, siêu ứng dụng DeFi lớn nhất tại Việt Nam,
Anh ấy đã chia sẻ về lịch sử của Coin98 cũng như các chính sách và hệ sinh thái ở Việt Nam.
Coin98 là một siêu ứng dụng DeFi tích hợp ví, DEX, cầu nối Cross-chain và nhiều chức năng khác, cho phép người dùng giao dịch, cho vay, đầu tư tiền điện tử, v.v. Và nó nhằm mục đích trở thành cổng vào one-stop để người dùng truy cập các ứng dụng DeFi, cho phép người dùng truy cập nhiều ứng dụng sinh thái trên chuỗi.
Trên số liệu hiển thị của nền tảng dữ liệu mã hóa Rootdata cho thấy: kể từ năm 2021-2022, Coin98 đã tiết lộ công khai bốn khoản tài trợ, huy động tổng số tiền khoảng 17 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm các quỹ nổi tiếng như Binance Labs, Hashed Capital, ParaFi Capital và Multicoin Capital.
Tuy nhiên, siêu ứng dụng nổi tiếng này đã bắt đầu với một kênh Youtube vào cuối năm 2017. Coin98 đã trải qua giai đoạn thị trường mã hóa "deep bear" vào năm 2018 và hoạt động kinh doanh của nó đã bùng nổ trong thị trường mã hóa tăng giá từ năm 2021-2022 và đã nhận được sự hỗ trợ của nguồn vốn nổi tiếng.
Những thành tựu ngày hôm nay không thể tách rời khỏi sự kiên trì và không ngừng phát triển của đội ngũ Coin98 trong thị trường mã hóa, điều này cho phép họ nắm bắt xu hướng thị trường trước khi bùng nổ các sản phẩm DeFi và nhanh chóng triển khai các sản phẩm như ví, DEX và cầu nối chuỗi chéo. Trong cuộc phỏng với ChainCatcher lần này, nhà sáng lập Coin98 đã nhiều lần bày tỏ "Chúng tôi không thể tạo ra xu hướng, vì vậy chúng tôi phải ở lại thị trường và không ngừng cập nhật tình hình của thị trường. Chỉ khi bạn không bỏ cuộc khi thị trường xuống giá thì bạn mới có thể nắm bắt cơ hội khi thị trường tăng giá ."
Ngoài ra, Coin98, với tư cách là một công ty blockchain địa phương tại Việt Nam, được coi là đại diện cho các ứng dụng mã hóa của Việt Nam, điều này cũng khiến người dùng trong cộng đồng tiền mã hóa tràn đầy kỳ vọng vào tương lai của thị trường Việt Nam.
Theo "Báo cáo thị trường tiền điện tử Việt Nam năm 2022" do Coin98 Insights phát hành vào tháng 3, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng tiền điện tử cao nhất, 16,6 triệu người Việt Nam sở hữu tiền kỹ thuật số, chiếm 17% tổng dân số Việt Nam, cứ 6 người thì có 1 người sở hữu tiền điện tử. Trong số này, 31% đã đầu tư vào Bitcoin.
Ngoài việc có một số lượng đáng kể các nhà đầu tư tiền điện tử, Việt Nam còn có nhiều nhà phát triển xuất sắc. Được biết, hiện có khoảng 200 dự án blockchain đang hoạt động tại Việt Nam trong đó bao gồm các dự án nổi tiếng như: Axie Infinity, Coin98 và Aura Network, v.v.
Làm thế nào Coin98 từ một phương tiện truyền thông phát triển thành nền tảng DeFi như ngày hôm nay? Tại sao tiền điện tử lại phổ biến ở Việt Nam như vậy? Xoay quanh những vấn đề này, ChainCatcher đã có buổi phỏng vấn với anh Lê Thanh - người đồng sáng lập Coin98.
1. ChainCatcher: Anh bắt đầu quan tâm đến tiền điện tử từ khi nào? Anh đã thành lập Coin98 như thế nào và một số câu chuyện đáng nhớ trong quá trình thành lập này là gì?
Lê Thanh: Tôi tham gia thị trường mã hóa vào năm 2017. Lúc đầu, tôi chỉ phân tích và quan sát thị trường mã hóa chứ không có ý định kinh doanh. Kế hoạch ban đầu của tôi là làm ngành thương mại điện tử mà tôi đã tham gia trước đây. Sau đó, một số người bạn đã mời tôi đầu tư vào tiền điện tử. Nhiều người nói rằng đây sẽ là một cơ hội tốt nên tôi muốn tìm hiểu xem thực hư ra sao.
Vào quý 3 năm 2017, tôi bắt đầu giao dịch tiền điện tử và có lãi sau đó nhưng cũng thua lỗ ngay sau đó. Từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018, thị trường tiền điện tử đã sụp đổ và BTC giảm từ 20.000 đô la xuống còn 6.000 đô la.
Là một kỹ sư phần mềm, tôi cũng dành nhiều thời gian tìm hiểu trong quá trình đầu tư để hiểu công nghệ đằng sau nó là gì. Tôi vẫn nhớ như in vào tháng 6 năm 2018, tôi đã đọc hàng nghìn trang Sách Trắng, ngoài ra tôi còn đọc mô hình kinh tế, cách thức hoạt động của nó và cách dự án thiết kế một doanh nghiệp dựa trên những nội dung mà tôi vẫn thấy hữu ích cho đến ngày nay.
Nhiều người, bao gồm cả những tên tuổi lớn trong ngành, đã rời bỏ thị trường trong lúc thị trường "deep bear" năm 2018, nhưng tôi không nghĩ thị trường tiền điện tử sẽ "chết" mà nó sẽ phục hồi trở lại, nhưng phục hồi vào thời điểm nào là không chắc chắn. Tôi bắt đầu suy nghĩ xem mình sẽ định vị bản thân như thế nào để tận dụng các cơ hội khi thị trường tăng trở lại và tôi nên tập trung sức lực vào việc gì.
Vì vậy, tôi đã mở một kênh trên Youtube, và đây cũng chính là thuở sơ khai nhất của Coin98 và tôi đã cố gắng chia sẻ kiến thức và thông tin mà tôi học được. Vào tháng 6 năm 2019, kênh đã chuyển đổi thành một công ty truyền thông. Trong suốt một năm rưỡi qua, đội ngũ của Coin98 rất nhỏ, chỉ hơn chục người, đã thử nghiệm rất nhiều dự án và cả một số lượng lớn các mô hình kinh doanh. Chúng tôi đã cố gắng tìm ra loại sản phẩm nào và loại cấu trúc công ty nào có thể tồn tại trong khi thị trường xuống giá.
Trong năm 2019, IEO của các sàn giao dịch bắt đầu tăng, rất nhiều đồng xu tăng gấp 100 lần đã ra đời và chúng tôi cũng đã kiếm được rất nhiều thu nhập từ chúng, vì vậy chúng tôi bắt đầu sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào một số công ty. Cuối năm 2019, một số công ty nước ngoài cũng ngày càng lớn mạnh tại thị trường Việt Nam. Tôi bắt đầu nghĩ về việc công ty nên mở rộng quy mô như thế nào. Mặc dù truyền thông là một ngành kinh doanh tốt với rủi ro thấp, nhưng rất khó để nắm bắt được lợi thế lớn trong một thị trường giá lên. Vì vậy, chúng tôi quyết định thử một số ý tưởng mới - chúng tôi đã chuyển đổi từ một nhóm nghiên cứu thành một tổ chức nghiên cứu, đồng thời ra mắt Coin98 Labs, sau khi thành lập bộ phận sản phẩm, chúng tôi quyết định tung ra một chiếc ví. Sau đó, số lượng người dùng bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Tính đến thời điểm hiện tại, Coin98 đã có 6 triệu người dùng, một điều hơi khó tin. Nhưng nhìn lại lịch sử phát triển, điều này bắt nguồn từ hiệu quả tổng hợp của những nỗ lực làm việc chăm chỉ của chúng tôi kể từ năm 2017. Trong suốt 4 năm từ năm 2017 đến năm 2020, vô số suy nghĩ và niềm tin mới có thể tạo nên Coin98 như ngày hôm nay.
2. ChainCatcher: Hiện tại, quá trình phát triển của Coin98 đã bắt đầu hình thành, anh có thể giới thiệu sơ qua về người sáng lập Coin98 và quy mô của đội ngũ hiện tại không?
Lê Thanh: Từ năm 2017 đến 2018, về cơ bản, tôi là người duy nhất trong đội. Sau đó, tôi quyết định dành toàn bộ thời gian theo đuổi ngành mã hóa này và bắt đầu xây dựng nhóm. Trong 18 tháng tiếp sau đó, đội ngũ duy trì ở mức 10-12 người. Năm 2020 bắt đầu mở rộng dần lên con số hơn 200 người như hiện nay, nếu giữ tốc độ tăng trưởng này thì năm nay đội ngũ sẽ đạt khoảng 250 đến 300 người.
3. ChainCatcher: Là một đội ngũ đang phát triển nhanh chóng, Coin98 đã chuyển đổi từ một nền tảng truyền thông ban đầu sang một nền tảng DeFi đầy đủ dịch vụ với ví, sàn giao dịch và cầu nối Cross-chain SpaceGate. Quá trình này là như thế nào? Điều gì thúc đẩy anh tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực mới?
Lê Thanh: Thị trường tài chính cũng tương tự, nếu bạn nhìn vào thị trường tăng giá vừa qua, toàn bộ thị trường vẫn như vậy và việc định giá nhiều mã token vẫn sẽ rất "điên rồ". Nhưng trên thực tế, đối với nhiều người dùng, rất khó để tìm được một sản phẩm hữu ích. Nhiều dự án có sự hỗ trợ của người nổi tiếng và các nhà sáng lập cũng chưa thực sự nghiêm túc đầu tư làm sản phẩm.
Chính vì như vậy mà chúng tôi làm cung cấp nhiều dịch vụ, vì chính bản thân tôi coi thị trường Crypto là một trò chơi dài hạn và tôi tưởng tượng rằng mình sẽ dành hơn mười năm cho trò chơi này. Nếu bạn suy nghĩ và quan sát từ góc độ này, bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái của riêng mình. Nếu bạn muốn duy trì một cộng đồng tốt, bạn phải kiểm soát kho công nghệ của chính mình và cung cấp cho các thành viên cộng đồng này những sản phẩm tốt nhất thay vì vay mượn công nghệ của người khác.
Tôi nghĩ rằng tiền mã hóa hiện tại vẫn đang ở giai đoạn đầu và tiếp theo sẽ có nhiều người dùng tham gia vào lĩnh vực mã hóa hơn, theo tôi, có hàng trăm triệu người dùng vẫn chưa có cơ hội tiếp xúc với tiền điện tử và chuỗi khối, cần phải có một ứng dụng hoặc hệ sinh thái để giải quyết vấn đề này và đây chính là sứ mệnh của chúng tôi.
4. ChainCatcher: Tiến trình của các chức năng mới của Coin98 như lending, staking, thị trường NFT và các công cụ phái sinh là gì?
Lê Thanh: Đối với các tính năng mới được Coin98 tích hợp, sớm nhất có thể tính từ đầu năm 2021.
Đối với thị trường NFT, chúng tôi đã quyết định chính thức ra mắt nó. Hiện tại, chúng tôi cũng đang cải thiện cấu trúc kinh doanh của nền tảng để tăng lợi nhuận, chẳng hạn như thêm các chức năng như cho vay và xếp hạng, nhưng do những rủi ro pháp lý tiềm ẩn nên chúng tôi đã không dành quá nhiều thời gian và công sức cho những điều này. Ngoài ra, thị trường NFT cũng sẽ tung ra sản phẩm thân thiện với giao dịch bán lẻ, chủ yếu phục vụ người dùng cộng đồng, qua đó có thể tung ra hàng loạt dự án chất lượng cao.
Tất nhiên, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục kinh doanh Wallet. Hầu hết các ví hiện tại là giải pháp ví nóng. Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng giải quyết các vấn đề tiềm ẩn như bảo mật ví và tạo ví lạnh. Chúng tôi vẫn sẽ hiện diện với thân phận là nhà cung cấp dịch vụ ví - Wallet. Bởi vì sẽ có nhiều người muốn ra mắt ví trong tương lai, giải pháp tốt nhất là đến với chúng tôi.
5. ChainCatcher: Ngoài thị trường địa phương Việt Nam, Coin98 còn có ảnh hưởng quốc tế mạnh mẽ. Anh có thể chia sẻ thêm về việc mở rộng toàn cầu của Coin98 không, kế hoạch cho toàn bộ thị trường toàn cầu là gì?
Lê Thanh: Trước đây, để mở rộng ra toàn cầu, chúng tôi chủ yếu dành nhiều thời gian cho thị trường nói tiếng Anh, đây là chiến lược chính khi đội ngũ còn nhỏ. Giờ đây, đội ngũ đã lớn mạnh hơn, có nhiều nguồn lực và tài năng hơn, chúng tôi có thể mở rộng sang các thị trường khác, bao gồm cả các quốc gia nói tiếng Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng rằng Coin98 sẽ tạo ra một bước tiến mới trong thị trường nói tiếng Trung Quốc.
Trong vài tháng tới, chúng tôi sẽ làm việc với các cổ đông và tất cả các đối tác để khám phá cách Coin98 có thể phục vụ người dùng cộng đồng một cách tốt hơn, chiêu mộ nhân tài từ các khu vực khác nhau và dành nhiều thời gian hơn để phục vụ khách hàng ở những khu vực khác nhau. Trong tương lai gần, chúng tôi có thể lần lượt thực hiện các công việc liên quan tại thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện tại, thị phần của Coin98 Wallet trên thế giới tương đối ổn định, nhưng thấp hơn so với MetaMask, hiện tại mục tiêu chính là lọt vào top 3 trước rồi dần dần đuổi kịp và thậm chí là top 1.
6. ChainCatcher: Kế hoạch tương lai của Coin98 là gì?
Lê Thanh: Về sản phẩm, chúng tôi dự định tung ra các sản phẩm mới dựa trên cơ sở người dùng hiện tại và định vị mình là nhà cung cấp dịch vụ Wallet - Nền tảng đám mây dịch vụ Coin98 (Coin98 Service Cloud Platform) với khái niệm CWS, tương tự như Nền tảng dịch vụ đám mây của Amazon (AWS). Nền tảng sẽ tiết lộ các sản phẩm và dịch vụ mà Coin98 đã xây dựng, bao gồm các giải pháp ví, dịch vụ RPC, v.v. Đây cũng là chiến lược phát triển cốt lõi trong vài năm tới.
Trong 1 đến 2 năm tới, nếu thị trường khởi sắc, sẽ có nhiều thương hiệu Web2 muốn xây dựng các ứng dụng web phi tập trung của riêng họ. Khi đó, họ sẽ cần một đối tác đáng tin cậy để cung cấp các dịch vụ liên quan. Trong Web2, có AWS, nền tảng dịch vụ đám mây của Amazon, cung cấp các công cụ cần thiết để xây dựng ứng dụng và chúng tôi cam kết trở thành AWS của thế giới Web3.
7. ChainCatcher: Theo báo cáo năm 2022 của Coin98, Việt Nam có hơn 16,6 triệu người nắm giữ tiền mã hóa. Anh có thể giới thiệu tổng quan về thị trường tiền mã hóa tại Việt Nam và tiềm năng phát triển của nó trong vài năm tới?
Lê Thanh: Nhìn chung, thị trường Việt Nam phù hợp với những gì chúng tôi cung cấp. Tiền mã hóa được phân loại là sản phẩm đầu tư có rủi ro cao, lợi nhuận cao. Việt Nam là một quốc gia trẻ với dân số khoảng 100 triệu người và hầu hết là những người trẻ tuổi, ở độ tuổi 18-34 tuổi, điều này hoàn toàn phù hợp với đối tượng mục tiêu của thị trường tiền mã hóa.
Ở Việt Nam, chỉ đi làm là khó tăng lương, đặc biệt nếu bạn muốn mua nhà. Vì vậy, những người trẻ tuổi thường muốn thực hiện một số hình thức đầu tư để kiếm tiền thay đổi cuộc sống và đầu tư vào tiền điện tử là một cơ hội tuyệt vời cho họ. Tiền điện tử không giống như bất động sản, đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, cũng không "điên cuồng" như thị trường chứng khoán. Mọi người đều có thể đầu tư vào tiền điện tử trong phạm vi khả năng tài chính của mình và đây là cơ hội đổi đời với chi phí hợp lý cho những người trẻ tuổi ở Việt Nam.
Mặc dù thị trường hiện tại đang là "bear market", một số người bắt đầu thua lỗ, thậm chí bắt đầu phản đối tiền điện tử, và một số mất tự tin và chọn cách từ bỏ, nhưng vẫn có rất nhiều người Việt Nam vẫn đang giao dịch.
8. ChainCatcher: Một báo cáo dự đoán thị trường blockchain Việt Nam sẽ đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2026, gấp 5 lần so với năm 2021. Anh nghĩ những loại dự án nào sẽ đạt được mức tăng trưởng như vậy, và những xu hướng và công nghệ mới nổi nào sẽ định hình tương lai của Web3 tại Việt Nam?
Lê Thanh: Chúng ta không thể tạo ra xu hướng, nhưng vài năm qua đã dạy tôi rằng bạn phải ở lại thị trường và không ngừng cập nhật thị trường, chỉ có như vậy bạn mới biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng ở đâu có những "câu chuyện mới", ở đó sẽ có bạn và khi cơ hội đến, bạn mới có thể nắm bắt được nó.
Tôi thấy nhiều người dành nhiều thời gian cho tiền mã hóa, đi từ thị trường này sang thị trường khác và không làm cho cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, đối với tôi, có bắt kịp xu hướng hay không không quan trọng vì nó rất khó, mà điều quan trọng nhất là luôn theo kịp thị trường, tính kết nối và bám sát những gì đang xảy ra trên thị trường.
Ngay cả trong giai đoạn "deep bear market", đừng bỏ cuộc, đây là điều tôi đã học được trong chu kỳ trước. Nhiều người đã tham gia ngành mã hóa từ rất sớm, nhưng đã rời thị trường vào năm 2019 và quay lại vào năm 2021. Vì họ không biết điều gì đang xảy ra trên thị trường hiện tại nên họ chỉ có thể chọn đầu tư vào một số dự án cũ, tăng trưởng chậm và sau đó bắt đầu thua lỗ, rời khỏi thị trường một lần nữa, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Bạn biết đấy, cơ hội tốt không đến với bạn một cách tự nhiên.
9. ChainCatcher: Thái độ và chính sách chính thức của chính phủ Việt Nam đối với tiền mã hóa là gì? Bạn nghĩ những lợi ích và rủi ro là gì?
Lê Thanh: Theo tôi biết, điều duy nhất mà Việt Nam hiện nay chưa làm được với tiền mã hóa là nó không thể dùng làm tiền thanh toán như mua cà phê hay một số hàng hóa, dịch vụ công cộng trong cửa hàng. Nhưng ngoài ra, Việt Nam không có khung pháp lý rõ ràng cho tiền mã hóa. Tôi nghĩ rằng chính phủ đang cố gắng phát triển một khuôn khổ mới và hy vọng sẽ hỗ trợ nó. Ở góc độ tương tác, chính phủ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các nhà xây dựng và cố gắng liên hệ với các đối tác trên thị trường.
Hiện tại, không có chính sách rõ ràng về tiền mã hóa Việt Nam và có thể mất nhiều thời gian để có một báo cáo quy định chính thức.
10. ChainCatcher: Cộng đồng tiền mã hóa và blockchain địa phương chủ yếu ở Việt Nam bao gồm những cộng đồng nào ? Coin98 tương tác với họ như thế nào?
Lê Thanh: Có rất nhiều cộng đồng tiền mã hóa và nền tảng truyền thông lớn ở Việt Nam như: ThuanCapital, Tradecoin Vietnam, HC Capital, BlogTienAo, Coin68, Kyros Ventures, TK Ventures, Interlock, Margin ATM và nhiều cộng đồng khác. Chúng tôi thân thiện với bất kỳ ai trong thị trường mã hóa và hỗ trợ họ cùng nhau xây dựng sự phát triển sinh thái.
Ngoài ra, đa số người Việt Nam thích sử dụng Telegram để trao đổi, gần đây tôi thấy nhiều người bắt đầu dùng Twitter, có hàng ngàn KOL Việt Nam đang sử dụng tiếng Việt để tạo ảnh hưởng. Những người này rất giỏi trong việc xây dựng cộng đồng và tương tác với các thành viên trong cộng đồng, tương tự như cộng đồng DAO. Ngoài ra, chúng tôi đang cố gắng hợp tác với một số trường đại học để bắt đầu chương trình đào tạo về công nghệ mã hóa và tên dự án cụ thể vẫn chưa được quyết định.
11. ChainCatcher: Ấn tượng của bạn về thị trường tiền mã hóa của Trung Quốc là gì? Bạn nhìn thấy những cơ hội nào?
Lê Thanh: Trước hết Trung Quốc là một thị trường rất lớn, thứ hai là cơ hội ở đây rất nhiều và chúng tôi rất quan tâm. Chỉ là chúng tôi chưa biết cách thâm nhập thị trường này, chưa thiết lập được đối tác địa phương, chưa biết cách phát triển thị trường đúng cách, đây là điều chúng tôi đang tìm hiểu.
Như chúng ta đã biết, Trung Quốc hiện đang cấm giao dịch tiền ảo và việc hợp tác cần tuân thủ các quy định pháp luật. Nhưng thị trường nói tiếng Trung Quốc bên ngoài Trung Quốc cũng là một cơ hội tốt, và chúng tôi cũng rất quan tâm đến nó, nhưng hiện tại, tôi không thể đưa ra một kế hoạch cụ thể, và vẫn cần phải nghiên cứu và học hỏi rất nhiều.
Sử dụng Claude AI để điều khiển máy tính phát hành coin, gửi tiền đến Truth Terminal và tìm hiểu về Meme ANT mới
Nền tảng ra mắt Meme trở thành cơ sở hạ tầng chuỗi công cộng? Kho đĩa giả "Pump.fun" của từng chuỗi
Các tùy chọn Bitcoin ETF được phê duyệt, liệu Bitcoin có tăng trưởng bùng nổ không?